HANDSOMEROOT
TRÁNH XA WEB FORM, CÀNG XA CÀNG TỐT
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Lâu lâu lang thang trên mấy forum và group lập trình, thấy nhiều bạn vẫn hay có thắc mắc về WebForm. Thôi thì trước đây mình đã từng bình luận về WinForm và Silverlight rồi, hôm nay bình về WebForm luôn cho đủ bộ vậy. Bài viết sẽ cho bạn lý do để… từ bỏ WebForm và dành thời gian đi học cái khác có ích hơn.
Lưu ý: bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả. Mọi tranh luận về technical và góp ý về cách viết đều được hoan nghênh.
WebForm, em là ai? Em ở hành tinh nào xuống?
Trước khi nói lý do nên tránh xa WebForm, hãy nghe mình kể về quãng đời lên voi xuống chó đầy thăng trầm của bé WebForm.
Ngày xửa ngày xưa, khi hầu hết đối tượng sử dụng phần mềm là các doanh nghiệp, các bác developer suốt ngày chỉ ngồi code Enterprise Application (ứng dụng doanh nghiệp) cho nội bộ công ty bằng WinForm và VB6.
Thế rồi một ngày nọ, Internet ra đời. Thay vì chỉ làm ứng dụng nội bộ, nay các bác lãnh đạo còn đòi hỏi phải đưa sản phẩm lên web. Khổ nỗi, công ty trước giờ chỉ có 1 đống developer chuyên làm WinForm. Để viết ứng dụng web phải đào tạo lại về HTML/CSS/JS và back-end, rất tốn thời gian và công sức.
Thế là Microsoft tạo ra WebForm. Chẳng cần học HTML/CSS hay JavaScript gì, dân dev chỉ việc áp dụng một số kiến thức sẵn có về WinForm, kéo thả control là có thể tạo ra ứng dụng web, quá tiện phải không nào!.
Web Form nhanh chóng được mọi công ty ưa thích. Với sự ra đời của 1 số user control do KendoUI, DevExpress, việc kéo thả, thiết kế ứng dụng web trở nên tiện lợi và nhanh chóng.
Tiếc thay, vật đổi sao dời, cũng như Internet Explorer, đời WebForm cũng trải qua bao thương hải tang điền. Em phải chia tay người yêu soái ca, bán mình vào lầu xanh, sau khi được đại gia chuộc ra thì bị vợ đại gia đánh ghen, … nhầm, đang review truyện Kiều nên viết lộn vào luôn. Hơn một năm trước, WebForm cũng bị chính cha nó khai cmn tử:
Buried in the announcement was this little nugget: Your existing Web Forms apps will continue to run without modification on IIS with .NET 4.6. You can’t use Web Forms apps with the cloud-optimized runtime. Do my eyes deceive me? Because that looks like WebForms will not be supported in .NET 5. But that can't be right! Microsoft has made such a big deal about supporting both MVC and WebForms in the past. But it appears that this is the case. WebForms will only be supported in .NET 4.6 and below. To which I can only say: Finally!
Vì sao WebForm lại chết, ẻm đã làm gì sai?? Vì sao mình lại dặn phải tránh xa Web Form, xin mời các bạn đọc tiếp ở phần 2, nhầm,… phía dưới.
Điểm yếu của WebForm
Dưới đây là một số lý do mà WebForm bị người đời chửi hơn chửi chó (Để tìm hiểu thêm, các bạn có thể google “Why Web Form sucks”).
- View State của WebForm thường khá lớn, đôi khi lên đến cả MB (chứa thông tin về toàn bộ các field của form), làm việc gửi nhận dữ liệu trở nên nặng nề.
- Không quản lý được ID của các element được tạo ra nên khó tích hợp với jQuery (Các bản WebForm mới đã khắc phục lỗi này).
- Page Cycle phức tạp khó hiểu với 7 step và gần 10 event.
- Một số control hỗ trợ viết code nhanh dẫn đến code ẩu (Ví dụ như cho phép kết nối tới Database trực tiếp từ view).
- Không thể áp dụng DI, không viết được unit test.
Tuy nhiên, đây chỉ là điếm yếu (điểm yếu thì ngôn ngữ/framework nào cũng có) chứ không phải là lý do mình khuyên không nên học WebForm.
Lý do nên tránh xa webform
Lý do mình khuyên các bạn nên bỏ WebForm không phải là vì em từng vào lầu xanh nên bị HIV, mà là: WebForm hiện tại rất ít được dùng, và kiến thức thu được từ WebForm rất vô dụng.
WebForm là một thằng ml ba xạo, nó dùng khái niệm user control để che giấu sự thật về web: Bản chất Web *éo phải là Form và Control, Web là HTML/CSS/JS. Nó tạo cho bạn 1 cảm giác : Làm Web cũng đơn giản như form, chỉ việc kéo thả rồi viết code cho các event là xong.
Ban đầu với những chức năng đơn giản hoặc có code sẵn thì WebForm hoạt động khá tốt, nhưng khi cần đụng tới tương tác phức tạp với JavaScript, AJAX, RestAPI, WebForm dần lộ ra những nhược điểm của mình.
Mặt khác, hầu hết các framework về Web đều phân chia rõ ràng hai bộ phận là front-end và back-end. Nếu đã học ASP.NET MVC, hiểu về model, controller, bạn có thể dễ dàng chuyển qua Ruby on Rail, Struts, Django, Express, hoặc áp dụng kiến thức MVC vào các framework front-end như AngularJS. Hiểu rõ khái niệm front end/back end bạn sẽ viết được RestAPI, viết Single Page Application.
Tuy nhiên, nếu học WebForm, bạn sẽ phải học lại từ đầu khi chuyển qua các framework khác như MVC, Struts,… vì chả thằng nào dùng chung các khái niệm server control, page cycle, … của WebForm cả. Đấy, chẳng phải vô dụng là gì!!!
Kết luận
Thời xưa mình học FPT cũng từng được dạy Web Form. Tuy chẳng biết viết HTML CSS nhưng mà kéo thả cũng ra một cái web rất nhanh và ảo. Hậu quả là sao khi học mình chả biết gì về HTML và CSS cả =)).
Mình cũng biết WebForm là một công nghệ hay, hữu dụng, nhưng thật sự nó không có ích cho con đường phát triển lâu dài của bạn.
Bài này được viết để cảnh báo những người đã, đang hoặc sắp học WebForm. Nhớ cẩn thận, đừng đầu tư quá nhiều thời gian công sức cho nó nhé!!
Nguồn bài viết: Tôi đi code dạo
Bài đăng phổ biến từ blog này
[Share] CSDL Quản lý Shop Online
Cấu trúc của cơ sở dữ liệu Danh sách các bảng 1. Bảng About (Lưu các bài viết giới thiệu cửa hàng) 2. Bảng Contact (Lưu thông tin liên hệ của cửa hàng) 3. Bảng Feedback (Lưu trữ thông tin phản hồi của người dùng) 4. Bảng Footer (Lưu trữ những thiết kế footer của trang web) 5. Bảng MenuType (Lưu trữ các loại menu trong trang web. Ví dụ : TopMenu, LeftMenu…) 6. Bảng Menu (Lưu trữ các menu) 7. Bảng NewCategory (Lưu trữ các nhóm chuyên mục về tin tức. Ví dụ : Tin khuyến mãi, tin công nghệ,…) 8. Bảng New (Lưu trữ các tin tức, bài đăng trên website) 9. Bảng Tag (Lưu trữ các thẻ) 10. Bảng NewTag (Lưu trữ các thẻ trong bài viết) 11. Bảng ProductCategory (Lưu trữ các nhóm sản phẩm) 12. Bảng Product (Lưu trữ thông tin sản phẩm) 13. Bảng Slide (Lưu trữ các hình ảnh Slide)
Hướng dẫn cài đặt VRML Pad và Cortona 3D Viewer
1. Hướng dẫn cài đặt VrmlPad 3.0 Chào các bạn. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt VrmlPad 3.0 Đầu tiên các bạn truy cập vào link sau để download phần mềm http://www.parallelgraphics.com/products/vrmlpad/download/ Ở phần VrmlPad 3.0 > Evalustion version chọn Download Sau khi quá trình tải về hoàn tất Các bạn tiến hành cài đặt phần mềm Chọn Next Nhấn Browser để chọn đường dẫn cài đặt phần mềm, chọn Next Chọn Install Chờ quá trình cài đặt phần mềm thành công. Nhấn Finish OK. Mình đã cài đặt xong. Giao diện phần mềm khi chạy lần đầu tiên Các bạn đã có thể soạn thảo Nhưng để chạy được file .wrl này chúng ta sẽ cài thêm 1 phần mềm bổ trợ Cortona 3D 2. Hướng dẫn cài đặt Cortona 3D Viewer Các bạn vào link sau để download http://www.cortona3d.com/ Chọn Menu " PRODUCTS " > " VIEWERS " > " CORTONA 3D VIEWER " Tiếp theo chọn DOWNLOAD CORTONA 3D VIEWER Chọn download tùy vào
RANKING in SQL (ROW_NUMBER, RANK, DENSE_RANK,NTILE)
Hàm Ranking là gì? Các hàm Ranking cho phép bạn có thể đánh số liên tục (xếp loại) cho các tập hợp kết quả. Các hàm này có thể được sử dụng để cung cấp số thứ tự trong hệ thống đánh số tuần tự khác nhau. Có thể hiểu đơn giản như sau: bạn có từng con số nằm trên từng dòng liên tục, tại dòng thứ nhất xếp loại số 1, dòng thứ 2 xếp loại số là 2… Bạn có thể sử dụng hàm ranking theo các nhóm số tuần tự, mỗi một nhóm sẽ được đánh số theo lược đồ 1,2,3 và nhóm tiếp theo lại bắt đầu bằng 1,2,3… Chúng ta bắt đầu xem xét cách hàm trong sql hổ trợ từ 2005 Dữ liệu thử : CREATE TABLE Person( FirstName VARCHAR(10), Age INT, Gender CHAR(1) ) INSERT INTO Person VALUES ('Ted', 23, 'M') INSERT INTO Person VALUES ('John', 40, 'M') INSERT INTO Person VALUES ('George', 6, 'M') INSERT INTO Person VALUES ('Mary', 11, 'F') INSERT INTO Person VALUES ('Sam', 17, 'M') INSERT INTO Pe
Nhận xét
Đăng nhận xét